Images

LƯ NHANG SẠCH CÓ Ý NGHĨA ĐẶC BIÊT TRÊN BÀN THỜ THẦN TÀI

Kết cấu bàn thờ Thần Tài


Trong nhà, văn phòng công ty hay các cơ sở kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài. Chúng ta lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên.  Cúng nước mỗi sáng mỗi chiều và thắp 3 nén NHANG SẠCH  khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho chúng ta làm ăn phát tài, phát lộc. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài.
 
Chúng ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Chúng ta phải tin rằng, chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng bạn thắp 3 nén NHANG SẠCH cầu khẩn Thần Tài “độ” cho đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.

Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Bạn phải chăm lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Phải tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Lư NHANG SẠCH trên bàn thờ Thần Tài

Theo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên . Hai bên, bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một lư NHANG SẠCH.

Để tránh động lư NHANG SẠCH khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 hoặc keo 2 mặt dán dính lư NHANG SẠCH xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch lư Nhang gọi là bị động lư Nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình - Tây Quả ”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ). 

Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây: CẦU SUNG VỪA ĐỦ SÀI ). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. 

Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy - Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Trên nóc bàn thờ Thần Tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách. Một số người trong miền Nam, khi cúng Thần Tài - Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi. 

 Người đời cho rằng : ông địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt ổng là đúng cách, cho ổng có phương tiện để bài trừ ” các đạo chích vong binh ” ám muội, thực ra họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải. Tỏi có tác dụng tránh được điều đó ( Các người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn : Hành , Hẹ , Tỏi , Kiệu ) .

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài là phải từ bàn thờ, Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách hàng. Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng Khí bên ngoài khi vào nhà. Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính, chọn lấy các cung THIÊN LỘC, QUÝ NHÂN để đặt vị trí bàn thờ.


Nguyễn Trường Quang, Triệu phú NHANG SẠCH




2 nhận xét:

  1. Bài viết hay..Cảm ơn đã chia sẻ !

    Trả lờiXóa
  2. Bài về bàn thờ thần tài này hay lắm anh. Em xin phép trích dẫn về website của em nha (em sẽ có ghi chú rõ là bài viết từ anh và có link dẫn về website của anh). Cảm ơn anh nhiều.

    Trả lờiXóa

Blogger Gadgets