Images

THẮP NÉN NHANG SẠCH TRÊN BÀN THỜ THẦN TÀI CẦU LÀM ĂN PHÁT ĐẠT

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài nghĩa là vị Thần ban phát và quản lý tiền bạc, vàng vòng, của cải trong gia đình. Do đó, hầu hết các gia đình Việt Nam đều lập bàn thờ Thần Tài trong nhà.  Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Đặc biệt, các nhà kinh doanh còn thờ Thần Tài rất long trọng để cầu được mua may bán đắt, làm ăn phát tài phát lộc mãi mãi. Ngoài ra, các văn phòng công ty, ngân hàng, các cửa hàng cửa hiệu và những nơi buôn bán kinh doanh đã xem bàn thờ Thần Tài là phần không thể thiếu trong kinh doanh.


Bàn thờ Thần Tài được lập ở đâu trong nhà hoặc văn phòng?
Bàn thờ Thần Tài thường được lập ở góc nhà, xó nhà chứ không phải như bàn thờ Gia Tiên được lập ở nơi sạch sẽ, trang trọng
Trong văn phòng kinh doanh, bàn thờ Thần Tài được thờ cúng rất long trọng nhưng không được đặt ở trên cao mà phải đặt ngay sàn nhà.
Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, mang tính đối nội, tâm linh và không ưa sự phô trương hào nhoáng. Việc thờ cùng là việc riêng của gia đình và tùy nết nhà nên người ngoài muốn thắp nén Nhang Sạch phải xin phép gia chủ.

Chúng ta xem qua sự tích của Thần Tài để hiểu rõ hơn phong tục tập quán thờ cúng.
2 sự tích thường được dân gian nhắc như sau:
1. Thần tài là ông Triệu Công Minh:
Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. 

Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt. 

Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ.

Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. 

Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.

2. Thần tài là một cô gái tên là: Như Nguyện ( có nơi gọi là Như Ý).
Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn. Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.

Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ. Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài. Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.

Do sự tích nầy, người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.
Cũng do sự tích nầy mà người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.
Nhưng trong thực tế, người ta thường gọi là Ông Thần tài chớ không ai gọi là Bà Thần tài, nên ngoài sự tích Thần tài là cô gái Như Nguyện còn có thêm nhiều vị tài thần khác.

Bàn thờ Thần Tài được thắp NHANG SẠCH ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối tại nhà. Một số nhà, có người còn thắp NHANG SẠCH trước khi ra đường để cầu may mắn và làm ăn phát tài. Ở các văn phòng được thắp NHANG SẠCH vào buổi sáng trước khi mở cửa hàng kinh doanh. Ngoài ra, trước khi bàn việc làm ăn kinh doanh, các ông chủ còn thắp nén NHANG SẠCHđể cầu mong công việc thuận buồm xuôi gió.



3 nhận xét:

  1. Cảm ơn Anh Quang đã chia sẻ..
    Chúc Anh Thành Công Hơn nữa ..

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn em đã quan tâm.
    A sẽ hổ trợ các bạn về mặt tinh thần trong kinh doanh để các bạn yên tâm làm ăn.

    Trả lờiXóa
  3. x^.^x
    Zạ, thật là tuyệt vời .

    Trả lờiXóa

Blogger Gadgets